Trẻ học viết sớm nên hay không?

Viết là một kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Khi nào học viết hay thời điềm nào là thích hợp để bố mẹ hướng dẫn trẻ cầm bút và viết những nét chữ ngay ngắn trên dòng luôn là vấn đề được quan tâm.

Những kỹ năng nền tảng bố mẹ cần quan tâm phát triển cho trẻ trước khi học viết là gì? Cùng minh tìm hiểu xung quanh chủ đề thú vị này nhé.

Khi nào trẻ học viết chữ và tại sao?

"Học viết" được đề cập trong bài viết này nói về vấn đề cầm bút và tạo ra những con chữ ngay ngắn trên dòng kẻ.

Trẻ từ 3 đến 4 tuổi chưa nên học viết sớm vì những lý do sau đây:

Trẻ từ 3 đến 4 tuổi chưa nên học viết sớm

Trẻ từ 3 đến 4 tuổi chưa nên học viết sớm

  • Việc học viết chữ cái đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng kiểm soát các cơ ở tay. Tuy nhiên, ở giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi, sự phát triển các cơ tay của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Viết quá sớm có thể ảnh hưởng đến thói quen cầm bút sau này của trẻ.

  • Trẻ từ 3 đến 4 tuổi có hoạt động chủ đạo là vui chơi để phát triển các vấn đề về thể lý,nhận thức và ngôn ngữ. Việc ép buộc trẻ phải ngồi một chỗ và nỗ lực tập viết có khả năng làm trẻ khó chịu và mất hứng thú học tập.

  • Bên cạnh đó khả năng tư duy và sự tập trung ở độ tuổi này còn hạn chế. Điều đó khiến trẻ gặp khó khăn để hiểu lời hướng dẫn từ bố mẹ, hiểu về các đường nét của con chữ, cách phối hợp vận động để tạo ra chữ,... nó khiến trẻ dễ gặp thất bại trước những yêu cầu viết của bố mẹ, có thể gây mất hứng thú học tập sau này.

Lý tưởng nhất để học viết chữ là từ 5 tuổi.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng độ tuổi này là thời điểm thích hợp để dạy con, vì những trở ngại mình kể ra phía trên đa số đều được khắc phục khi trẻ 5 tuôi.

Bố mẹ có thể tham khảo thêm tại đây: Understood.org

Hãy xây dựng những kỹ năng bổ trợ từ sớm cho trẻ

Uh thì đợi con đến 5 tuổi rồi lật sách giáo khoa lớp 1 ra dạy trẻ viết chữ cái đúng không?

Như mình đã đề cập ở trên, 5 tuổi là thích hợp để dạy trẻ viết chữ cái ngay ngắn trên dòng. Tuy nhiên, bố mẹ có thể dạy cho trẻ nhiều kỹ năng để tạo nền tảng viết cho trẻ ngay từ khi trẻ 1 tuổi.

Đầu tiên hãy xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ. Bố mẹ hãy cố gắng đọc sách mỗi ngày cho trẻ nghe, mô tả những bức tranh trong những quyển sách yêu thích của trẻ.

Đọc sách tích lũy cho trẻ vốn từ, nhận diện được các con chữ và sự yêu thích với việc học. Nó không chỉ là sự khởi đầu thuận lợi để trẻ yêu thích việc viết chữ mà còn là nền tảng tốt để trẻ phát triển kỹ năng viết câu sau này.

Nếu bố mẹ quan tâm đến việc giúp con viết câu ở bậc tiểu học có thể xem thêm khóa học chuyên sâu: Can thiệp viết câu

Trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, trẻ sẽ vui thích với những đường nét nguệch ngoạc, uốn lượn.

Khuyến khích trẻ học viết với những nét nguệch ngoạc đầu tiên

Khuyến khích trẻ học viết với những nét nguệch ngoạc đầu tiên

Hãy tạo điều kiện cho trẻ tự do viết vẽ trên những bề mặt và dụng cụ viết (cỡ to) đa dạng khác nhau như: viết bằng phấn trên bảng, vẽ nguệch ngoạc trên cát, vẽ màu nước với ngón tay, vẽ bằng bút lông, vẽ bằng bút sáp màu...

Đây là những hoạt động nền tảng của viết, tạo tâm thế sẵn sàng khi trẻ học viết ở giai đoạn tiền tiểu học (khoảng 5 tuổi).

Bằng việc thực hành vẽ trên nhiều bề mặt và dụng cụ khác nhau sẽ rèn luyện từ từ kỹ năng kiểm soát nét vẽ và định hình được nét vẽ thành con chữ.

Bên cạnh đó, đừng quên các hoạt động rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho bé như: xâu hạt, nhặt đậu, nặn đất sét...

Dạy trẻ học viết chữ cái như thế nào?

Viết sao cho đúng và hiệu quả trẻ đều được dạy khi con đến trường. Do đó, đừng quá áp lực hay thúc ép con phải biết viết khi con chưa sẵn sàng.

Mỗi trẻ sẽ có tốc độ học riêng của mình do đó trong quá trình dạy, bố mẹ hãy quan sát và nhận thức điều đó để đưa ra những hoạt động phù hợp.

Đừng quên kết hợp giữa đọc và viết. Bằng các trò chơi với chữ cái, trẻ được nhận diện, gọi tên chữ cái kết hợp với các hoạt động tạo ra con chữ như: nặn đất sét có hình chữ cái, viết trên cát chữ cái mà trẻ nhìn thấy, vẽ màu nước bằng ngón tay về hình ảnh chữ cái, ... Đây là cơ hội tuyệt vời để trẻ vừa ghi nhớ cách đọc và cách viết chữ.

Có vô số hoạt động cũng như trò chơi mà bố mẹ có thể hỗ trợ con học chữ cái. Bố mẹ có thể tham khảo bài viết này của mình.

Trẻ có khó khăn học tập thì dạy bé học viết chữ cái như thế nào?

Ở giai đoạn tiền tiểu học, tức khoảng 5 tuổi, khi trẻ đã sẵn sàng cho việc viết các con chữ ngay ngắn trên dòng kẻ nhưng bố mẹ cảm thấy việc dạy viết cho con dường như không có hiệu quả. Điều này có thể liên quan đến khó khăn về vận động viết. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ có khó khăn về vận động viết mà bố mẹ cần lưu ý:

  • Khó khăn trong việc giữ bút: trẻ có thể gặp khó khăn khi cầm bút, bút có thể bị nghiêng hoặc có vẻ lỏng lẻo khi ở trong tay.
  • Khó khăn sao chép các đường nét: trẻ gặp khó khăn để bắt chước hay sao chép các nét, các con chữ mẫu.
  • Khó khăn để tạo con chữ: việc phối hợp các ngón tay chưa tốt khiến việc di chuyển bút ở trẻ có vẻ khó khăn, tạo ra các con chữ nguệch ngoạc.
  • Khả năng tổ chức kém: việc phối hợp các nét trong một chữ dường như không đồng bộ,các nét có vẻ rời rạc hoặc nét thì to, nét thì nhỏ.
  • Khó khăn trong việc theo dõi hướng viết: trẻ gặp khó khăn khi cố gắng theo dõi hoặc duy trì hướng viết nhất định.

Nếu trẻ có các dấu hiệu trên hãy tìm cô Trang Trần - chuyên gia về khó khăn học tập để hỗ trợ và can thiệp kịp thời cho bé.

Hoặc bố mẹ có thể chủ động tham gia khóa học online "Vận động viết cho trẻ mẫu giáo" để hỗ trợ cho con tại nhà.

Đối với trẻ tiểu học vẫn còn gặp khó khăn về viết chữ, bố mẹ có thể tham khảo khóa học online "Vận động viết cho trẻ tiểu học".