Can thiệp viết câu | Trang Yêu Trẻ

Dựa trên chiến lược can thiệp có bằng chứng khoa học (evidence - based) để can thiệp viết câu mang lại hiệu quả cao hơn so với cách thử sai, truyền miệng thông thường.

  • Thời lượng ~5h

  • Đăng kí một lần sở hữu trọn đời.

  • Đăng kí thông qua gmail, xem video khóa học trên youtube tiện lợi

  • Hỗ trợ giải đáp thắc mắc qua messenger

  • 1.300.000 VNĐ

Can thiệp viết câu cho trẻ tiểu học

Với một số trẻ tiểu học, việc viết một câu văn đôi khi là một khó khăn rất lớn:

  • Đầy đủ thành phần (chủ ngữ, vị ngữ),
  • Trật tự các từ được sắp xếp phù hợp
  • Câu văn mạch lạc, truyền tải được thông tin ....

Nó khiến trẻ gặp trở ngại khi thực hiện các bài tập viết câu, viết tập làm văn ở lớp,...Nó cũng khiến trẻ gặp khó khăn khi muốn truyền tải một thông tin, thông điệp nào đó đến người đọc.

Khi nào trẻ cần được can thiệp viết câu ?

Khi nào trẻ cần được can thiệp viết câu

Khi nào trẻ cần được can thiệp viết câu

Một số dấu hiệu sau cho thấy trẻ đang gặp khó khăn:

  • Khó khăn trong việc xây dựng câu: trẻ không hiểu các thành phần của câu như chủ ngữ, vị ngữ, động từ... dẫn đến không thể sắp xếp chúng thành câu hoàn chỉnh.

  • Trẻ không thể liên kết các câu với nhau để tạo thành một đoạn văn có ý nghĩa.

  • Vốn từ ít cản trở việc đặt câu với từ, một từ bị lặp đi lặp lại nhiều lần làm cho câu trở nên đơn điệu và nhàm chán.

  • Chính tả và ngữ pháp của trẻ kém, dẫn đến câu khó đọc, khó hiểu , không diễn tả đúng ý định.

  • Khó khăn trong việc xây dựng ý tưởng và diễn đạt chúng thành ý làm cho câu chuyện trẻ kể thường không có tính logic và ý nghĩa.

Bố mẹ cần nắm một số kiến thức nền tảng để hiểu vấn đề của trẻ là gì

Năng lực viết của trẻ đang ở mức độ nào ? Trẻ đã sử dụng từ ngữ thành thạo chưa? Trẻ đã nắm vững ngữ pháp và cấu trúc câu để tạo được một câu đúng chưa?

Biết được khó khăn của trẻ để xác định những kỹ năng nào cần có để trẻ có thể viết từ - câu – đoạn. Đó sẽ là nền tảng quan trọng để ta biết khó khăn cốt lõi và can thiệp gốc chứ không phải bề mặt.

Những khác biệt giữa ngôn ngữ nói & viết để hiểu rõ hơn: vấn đề nhiều trẻ nói tốt nhưng viết khó khăn – không diễn tả được hết vấn đề như lời nói. Hoặc ngược lại, nhiều trẻ viết câu rất rõ ràng nhưng yêu cầu nói bằng lời thì lại nhọc nhằn và thất bại.

Trong khóa học này bố mẹ sẽ cùng mình phân tích kĩ hơn về sự khác biệt giữa nói và viết thông qua các khía cạnh: về chất liệu, về hoàn cảnh sử dụng, về mặt bên trong hệ thống ngôn ngữ.

Từ đó bố mẹ sẽ hiểu được tại sao chiến thuật yêu cầu trẻ vừa nói vừa viết sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là chỉ viết.

Bên cạnh đó, cũng sẽ giúp bố mẹ hiểu & khắc phục vấn đề sử dụng văn nói trong văn viết – lỗi thường thấy ở trẻ bắt đầu viết câu, chứ không riêng trẻ đặc biệt. Tuy nhiên, trẻ đặc biệt có thể sẽ mất nhiều thời gian để lĩnh hội sự khác biệt này.

Một khía cạnh khác bố mẹ cũng cần phải năm vững là những yêu cầu về viết câu trong học tập môn tiếng Việt và các lỗi viết câu thường gặp.

Trong khóa học, bố mẹ hay thầy cô có thể chia sẻ thêm cùng mình một số lỗi sai khác có thể ít gặp ở trẻ của mình hoặc để xuất những mong muốn tìm biện pháp cụ thể. Đến phần thực hành, mình sẽ ngồi lại cùng bố mẹ phân tích và tìm hướng giải quyết.

Nguyên tắc và chiến lược can thiệp

Khóa học này mình chọn chiến lược dựa trên bằng chứng (evidence - based).

Dựa trên bằng chứng là việc sử dụng các thông tin và nghiên cứu khoa học đã được chứng thực làm cơ sở để giúp chúng ta thiết kế được chiến lược can thiệp.

Trong nhiều lĩnh vực như y tế và giáo dục, chiến lược là bảo chứng cho các phương pháp được xây dựng trên cơ sở có chứng cứ khoa học rõ ràng, uy tín và hiệu quả.

Như vậy khi vận dụng phương pháp, chiến lược này thì cơ hội mang lại hiệu quả, thành công sẽ cao hơn là sử dụng các cách được mọi người rỉ tai nhau, dạy thử sai , sai đến đâu thì sửa đến đó… sẽ mất thời gian của trẻ và đôi khi không hiệu quả.

Hướng dẫn chi tiết từng bước can thiệp viết câu

Ở phần này, mình sẽ hướng dẫn bố mẹ cách thực hiện dựa trên các nghiên cứu thực chứng & đã điều chỉnh cho phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ tiếng Việt, cũng như chương trình học tập tiếng Việt của trẻ Việt Nam.

Bởi lẽ, bố mẹ không thể áp các chiến lược được tiến hành ở trẻ sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp lên trẻ dùng tiếng Việt với đặc trưng ngôn ngữ khác hẳn và chương trình giáo dục cũng khác biệt.

Ở phần này, mình tập trung chia sẻ việc can thiệp viết mà mình đã tiến hành trong quá trình nghiên cứu cũng như thực tế dạy trẻ (cả hình thức online – trực tiếp, nhóm – cá nhân).

can thiệp online và offline

can thiệp online và offline

Hướng dẫn cặn kẽ các mức độ can thiệp cho từng mục tiêu từ dễ đến khó để bố mẹ dễ hình dung và áp dụng.

Đây là gợi ý để bố mẹ có thể hiểu về cách triển khai các chiến lược trên trẻ Việt Nam, đồng thời có thể tự điều chỉnh, miễn là bám sát nguyên tắc chiến lược & thích nghi đặc trưng tiếng Việt.

Cụ thể hơn, bố mẹ sẽ đồng hành cùng mình qua 5 bước.

  • 3 bước đầu tiên trình bày chi tiết cách thiết kế biện pháp:

    • Chia câu viết thành những đơn vị nhỏ để hướng dẫn
    • Chuẩn bị sẵn sàng kịch bản cho từng hướng dẫn
    • Lựa chọn các chiến lược phản hồi tích cực
  • 2 bước cuối nêu chi tiết cách tiến hành:

    • Sử dụng khung: làm mẫu - dẫn dắt - kiểm tra
    • Triển khai thói quen thực hành có cấu trúc để đạt được sự trôi chảy.

Thích nghi với đặc trưng tiếng việt

Các nghiên cứu đọc - viết, đa phần là tiếng Anh, tiếng Pháp với đặc trưng khác với Tiếng Việt. Đơn cử, Tiếng Việt không có chia thì động từ, nhưng các phương tiện từ vựng (ngày mai, hôm qua,..), phương tiện ngữ pháp (đã, rồi,...),...sẽ ảnh hưởng đến nội dung câu.

‼️‼️ Vì vậy, người thực hiện cũng cần hiểu rõ những đặc trưng này và có bước thích nghi, xây dựng bài giảng phù hợp. Không vội vàng áp dụng các bài tập được xây dựng theo đặc trưng tiếng Anh lên tiếng Việt.

Minh họa, thực hành và chỉnh sửa

Bố mẹ sẽ cùng mình trải qua 3 buổi học chính.

  • Kết thúc buổi đầu tiên, khi nắm được các nguyên tắc chính, bố mẹ có thể bắt đầu xác định mục tiêu cho trẻ của mình.

  • Ở các buổi học tiếp theo sẽ hoàn thiện các bước can thiệp (từ dễ đến khó, sử dụng gợi ý, hướng dẫn như thế nào) cho 1 hoạt động cụ thể.

  • Buổi cuối cùng, mình sẽ điều chỉnh, bổ sung để bài can thiệp hoàn chỉnh và bố mẹ có thể dùng chúng ngay trên trẻ của mình khi khóa học kết thúc.

Ngoài ra, mình sẽ chia sẻ & phân tích 1 số video dạy trẻ của bố mẹ tham gia chương trình “Đồng hành cùng phụ huynh” (hướng dẫn ba mẹ thực hành trên chính trẻ của mình, ba mẹ là người thực hành chính dưới giám sát chuyên môn của mình).

Sau khi phân tích, mình sẽ gợi ý thêm một vài cách xây dựng 1 hoạt động hoàn chỉnh dựa trên khó khăn cụ thể, những khó khăn gặp phải trong lúc dạy trẻ và cách xử lý.

Xác định hình thức can thiệp: cá nhân hay nhóm?

Các chiến lược, lời hướng dẫn, các gợi ý,... chắc chắn sẽ khác nhau giữa hai hình thức can thiệp cá nhân 1-1 và nhóm nhỏ.

Không thể sử dụng cùng một bài với lời hướng dẫn, gợi ý như nhau ở cả cá nhân & nhóm. Đó là chưa kể, mỗi cá nhân với đặc trưng nhận thức - ngôn ngữ khác nhau thì lại cần có những gợi ý, lời chỉ dẫn khác nhau.

🍀 Đó là lý do tại sao, trong mỗi khóa hướng dẫn GV/PH, mình luôn có phần TỔNG QUAN để mọi người nắm vắn tắt nhất các khái niệm quan trọng, tiếp cận các phương pháp có bằng chứng để hiểu đúng bản chất, tinh thần của phương pháp.

🍀 Sau đó là các CHIA SẺ, HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC về cách mình can thiệp trên trẻ như thế nào. Như một minh họa và gợi ý để GV/PH có thể nắm được cách triển khai bài thực hành theo phương pháp có bằng chứng + đặc trưng Tiếng Việt + đặc điểm của trẻ.