BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TIẾNG VIỆT LỚP 3

Một video nho nhỏ minh họa trực quan về biện pháp tu từ so sánh để giúp trẻ hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Hy vọng video nhỏ này sẽ là bước đầu tiên để ba mẹ hình dung việc dạy biện pháp tu từ cho các bạn nhỏ cũng không quá khó nhỉ.

Bố mẹ có thể cùng mình tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này bằng bài viết bên dưới nhé.

Biện pháp tu từ so sánh là gì

Là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc khác loại nhưng giống nhau ở một đặc điểm nào đó (chứ không giống nhau hoàn toàn)

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: để đem đến một cách nhìn mới mẻ về đối tượng, nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc

Hai biện pháp so sánh trẻ được học ở tiểu học

So sánh bằng: giúp trẻ liên kết trực tiếp hai sự vật, sự việc hoặc tính chất. Biện pháp này sử dụng các từ so sánh: như, tựa như, là, chằng khác gì...

  • So sánh hai sự vật có hình dạng tương đồng. Ví dụ: mặt trăng khuyết như cái lưỡi liềm, cánh diều như dấu á...
  • So sánh hai hoạt động tương đồng. Ví dụ: lá cờ bay như reo, chạy nhanh như bay...
  • So sánh hai âm thanh tương đồng. Ví dụ: tiếng suối như tiếng hát.

So sánh hơn kém: giúp trẻ nhận biết được sự khác biệt về đặc điểm, mức độ giữa hai sự vật, sự việc hoặc tính chất. Biện pháp này sử dụng các từ so sánh: chẳng bằng, hơn, ...

Ví dụ: cây bút của bạn A dài hơn cây bút của bạn B, bạn Lan đạt điểm kiểm tra toán kém hơn bạn Nam.

Những khó khăn trẻ có thể gặp khi học biện pháp tu từ so sánh

Trẻ gắp khó khăn khi học biện pháp tu từ so sánh

Trẻ gắp khó khăn khi học biện pháp tu từ so sánh

  • Không hiểu biện pháp so sánh là gì.
  • Không hiểu tại sao phải dùng biện pháp so sánh khi viết, dẫn đến trẻ từ chối viết câu so sánh.
  • Không nhận ra được sự tương đồng giữa hai sự vật, hai hoạt động, hai âm thanh là gì.
  • Không biết cách viết câu so sánh
  • Không tìm được vế B (vế được so sánh) để viết được câu so sánh. Ví dụ: trẻ muốn so sánh mặt trăng tròn với vật gì đó nhưng không tìm được.

Đặc biệt lưu ý, đôi khi khó khăn viết câu so sánh còn đến từ vốn từ nghèo nàn của trẻ, khiến trẻ không thể tìm ra từ ngữ hay sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng để viết câu.

Nếu trẻ gặp khó khăn về vốn từ, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm về khóa học "Can thiệp từ vựng và đọc hiểu" để tạo nền tảng vững chắc cho con trong việc viết câu so sánh.

Bên cạnh đó, nếu câu cơ bản trẻ vẫn chưa viết tốt thì việc viết câu chứa biện pháp tu từ so sánh lại càng là thử thách lớn với trẻ. Vì vậy bố mẹ nên đi chậm lại và giúp con viết được những câu đơn giản, đủ ý trước khi viết câu so sánh.

Bố mẹ có thể tham khảo thêm khóa học "Can thiệp viết câu" để hỗ trợ con.